Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Cầu Ngói - Chùa Lương
Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương ) còn lưu giữ những giá trị văn hoá phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử, văn hoá Chùa Lương-cầu Ngói, là đình Phong Lạc có tấm biển mang 4 chữ vua Lê ban tặng: “Mỹ tục, khả phong”. Chùa Lương , Cầu Ngói đều ở trên đất Hải Anh hiện nay. Lịch sử xây dựng chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước.

 



Quần Anh nổi tiếng từ xưa



 

Biển đình phong lạc, bia chùa Phúc Lâm



 


Câu ca truyền đời nói đến một vùng đất mà cách đây 5 thế kỷ là cái nôi của cuộc khai hoang, lấn biển. Hồi đó 4 ông tổ khai sáng: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập và 9 dòng họ từ khắp nơi tụ về sinh cơ, lập nghiệp, trải qua bao gian nan, vất vả lập nên những xóm làng trù mật, phát triển trăm nghề, mở rộng địa bàn sinh sống để thành huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay.


Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương ) còn lưu giữ những giá trị văn hoá phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử, văn hoá Chùa Lương-cầu Ngói, là đình Phong Lạc có tấm biển mang 4 chữ vua Lê ban tặng: “Mỹ tục, khả phong”. Chùa Lương , Cầu Ngói đều ở trên đất Hải Anh hiện nay. Lịch sử xây dựng chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước.


 


Chùa Lương


 



 


Chùa Lương (hay còn gọi là chùa trăm gian) tên chữ là Phúc Lâm Tự được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, khi việc quai đê lấn biển đã giành nhiều kết quả. Đời sống vật chất của dân cư dần dần ổn định, bốn ông tổ cùng các dòng họ dồn sức chăm lo đời sống tinh thần: xây dựng, đền chùa, bắc cầu, mở chợ.


 


Chùa Lương lúc đầu có quy mô nhỏ đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng. Hàng chữ ghi trên thượng lương “Dương hoà nguyên niên” (1634), bia khắc năm Chính Hoà thứ ba (1682), bia Chính hoà năm thứ năm (1684) cho biết có việc tu sửa chùa, dựng hai dãy hành lang Đông, Tây, làm đồ thờ tự bằng đá…Các bia có niên hiệu Vĩnh Thịnh, Vĩnh Khánh, Cảnh Thịnh lại nói đến việc làm thượng điện, tiền đường, tam quan, nội các và tượng tam thế. Sang thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chùa vẫn tiếp tục được tu sửa, có lần trùng tu lớn; đổi cả hướng chùa ra phía Nam.


Ngôi chùa hiện tồn có quy mô khá lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiều thời đại, nhưng đậm nét vẫn là phong cánh của hai thế kỷ 17 và 18. Chùa dựng trên thế đất đẹp, thoáng. Trước chùa là hồ nước trong xanh, rộng hàng ngàn mẫu như tấm gương in bóng tam quan, “Thiên thạch đài trụ”, cùng các cây cổ thụ…càng tôn vẻ đẹp của tổng thể công trình. Khuôn viên chùa Lương có thể chia làm hai khu vực gắn bó chặt chẽ với nhau.


 


Tổng thể kiến trúc chùa Lương, đặc biệt ở khu vực chính đã thể hiện trình độ điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của những nghệ nhân dân gian. Tài nghệ ấy biểu lộ trên nhiều khía cạnh. Đó là việc tạo nên bộ khung của các hạng mục công trình, đảm bảo sự chắc chắn, độ bền vững qua nhiều thế kỷ mà vẫn nhẹ nhàng thánh thoát. Kỹ thuật nắp ráp, làm mộng mẹo ở trình độ cao làm cho các thành phần kiến trúc được liên kết với nhau rất khít mộng, mặc dù ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa. Đó còn là tài nghệ trong việc tạo dáng các đầu đao, con kìm, trụ, đấu, con giường, bắp quả, cách gia công đường hoành, lá mái, soi chỉ, các góc…


Nghệ thuật điêu khắc cũng rất đặc sắc. Trên các thành phần kiến trúc, nhất là các vì của toà tiền đường tập trung chạm khắc hình tượng con rồng với nhiều tư thế: rồng chầu mặt nguyệt, rồng cuốn thuỷ, rồng vuốt râu, rồng ngậm ngọc, rồng bay, rồng cùng ngựa chim cá vui đùa, trúc hoa long. Nổi bật là hình ảnh “hổ phù” vừa oai phong vừa đẹp đẽ.


 


Tượng phật trong chùa được đặt trên hệ thống cầu sàn, tạo dáng sinh động gần gũi với đời thường. Các pho tượng có kích thước lớn như Adi đà, tứ vị Bồ tát, Bát vị kim cương, hộ pháp càng thể hiện đậm nét phong cách và tài hoa nghệ thuật. Ngoài tượng Phật có giá trị nghệ thuật còn phải kể đến 3 pho tượng Tam Thánh, tượng ông tổ khai sáng, các khám thờ, tượng thờ khác.




Cầu Ngói


 



 


Cầu ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích. Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương, cầu Ngói mà người dân quen gọi là cầu Ngói chợ Lương (vì cầu ở liền chợ ) .


Cầu Ngói, khác biệt với các cầu khác, không chỉ phục vụ cho giao thông mà đây thực sự là một công trình đắc sắc, xứng đáng được xếp vào một trong những chiếc cầu nổi tiếng của trấn Sơn Nam Hạ.


Buổi đầu cầu Ngói chỉ là chiếc cầu mái ngói đơn sơ. Về sau mới tu sửa cầu nâng quy mô để hợp với cảnh chùa Phúc Lâm. Lần trùng tu lớn vào năm 1922 làm cho cầu không còn giữ được vẻ nguyên vẹn phong cách kiến trúc thế kỷ 17, song vẫn là một di tích có kiến trúc độc đáo trên đất Nam Định ngày nay


Sưu tầm
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Chùa Cầu Đông (05-09-2010)
    Gạo Tiến Vua (05-09-2010)
    Ngô Đồng Giang (05-09-2010)
    Chùa Xiêm Cán  (01-09-2010)
    Khu du lịch Suối Mỡ - Tỉnh Bắc Giang (01-09-2010)
    Chùa Dâu (chùa Diên Ứng) - Tỉnh Bắc Ninh (01-09-2010)
    Chùa Phật Tích - Tỉnh Bắc Ninh (01-09-2010)
    Làng Quan Họ cổ Viêm Xá - Tỉnh Bắc Ninh (01-09-2010)
    Tháp Bà Pô Nagar (01-09-2010)
    Thành cổ Diên Khánh (01-09-2010)
    Thành Phố Hạ Long (01-09-2010)
    Động Phong Nha (01-09-2010)
    Bắc Ninh (01-09-2010)
    Lạng Sơn (01-09-2010)
    Thành Phố Hà Nội (01-09-2010)
    Bản Lác ở Mai Châu (01-09-2010)
    Thành Phố Ninh Bình (01-09-2010)
    Thành phố Thanh Hóa (01-09-2010)
    Thành Phố Cần Thơ (01-09-2010)
    Vẻ Đẹp Đà Nẵng (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152826622.